Hotline hỗ trợ: 0937 683 777
  • SLIDE6
  • Slide 2
  • Slide 1
  • slide 3

Những điều tối kỵ và điều nên làm để bảo quản trang sức cưới

  • 04/10/2024
  • 1606

Những điều tối kỵ và điều nên làm để bảo quản trang sức cưới

Bạn nên tháo trang sức cưới khi làm việc nặng, đi tắm, đi ngủ bởi các va chạm dễ làm sứt mẻ chúng.

Trang sức cưới đóng vai trò là vật chứng tình cảm của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để bảo quản chúng luôn sáng đẹp như ngày mới mua. Bạn có thể tham khảo hai danh sách dưới đây để biết cách giữ gìn "vật chứng tình yêu" được bền đẹp. 

Danh sách việc nên tránh

Khi ở trong nhà 

- Không đeo trang sức khi làm vườn vì chúng có thể bị lấm bẩn, sứt mẻ hoặc tệ hơn là rơi, tuột và thất lạc. 

- Đừng dọn nhà khi đang đeo nhẫn. Hóa chất tẩy rửa, làm sạch nhà cửa có thể gây hại cho chiếc nhẫn. 

- Đừng đeo nhẫn khi vào bếp. Bề mặt cứng như mặt bàn, kệ bếp... có thể làm sứt mẻ ngọc, đá quý hoặc gây vết trầy xước trên bề mặt kim loại. Các mẩu vụn thức ăn cũng có thể bị kẹt trong trang sức và khiến bạn khó có thể tự làm sạch.

- Không đeo trang sức khi đi tắm. Nước cũng có thể làm ảnh hưởng tới độ sáng bóng của trang sức. Bên cạnh đó, xà phòng và sữa tắm có thể khiến cho trang sức bị xỉn màu. Mặt khác, các loại nhẫn, vòng kim cương, bông tai với các cạnh sắc có thể bị mắc kẹt vào khăn tắm. 

- Không đeo trang sức khi đi ngủ. Chúng có thể bị mắc kẹt vào ga trải giường và bị cong vênh. Hơn thế nữa, trang sức thường có kích thước nhỏ và có thể bị thất lạc.

Tại nơi làm việc

- Không đeo trang sức ở chỗ làm nếu công việc của bạn gắn liền với hoạt động chân tay. Các va chạm, cử động mạnh có thể làm sứt mẻ trang sức. 

Tại nơi có nước

- Không đeo và ngâm trang sức trong nước nóng bởi chúng sẽ bị mờ và kém đẹp. 

- Không đeo trang sức khi đi bơi, đặc biệt là nhẫn vì ngón tay có thể bị co lại khiến nhẫn dễ tuột. Bên cạnh đó, chất chlorine trong bể bơi có tác động nhất định tới kim loại. Vàng rất kỵ chlorine. Vì thế, nếu tiếp xúc với chlorine nhiều lần có thể làm thay đổi cấu trúc của vàng, đồng thời gây lỏng mối lắp, làm đá quý được đính trên vàng có thể bị rơi ra. 

- Không đeo trang sức khi tắm biển. Cát có thể làm trầy xước trang sức và nếu chẳng may bạn làm rơi trang sức xuống nền cát, bạn khó có thể đào cát để tìm lại đồ vật. Bên cạnh đó, ánh nắng cũng làm tổn hại tới độ sáng của kim cương, đá quý. 

Trong phòng tập gym

- Mồ hôi cũng gây ra phản ứng với kim loại, đặc biệt là khi bạn bị dị ứng với một số loại hợp kim. Việc đeo trang sức khi đang tập nâng tạ cũng có thể làm chúng sứt mẻ.  

Danh sách điều nên làm

- Cất giữ trang sức ở các hộp khác nhau. Một viên kim cương có thể làm trầy viên kim cương khác cũng như đá quý và kim loại. 

- Chỉ đeo trang sức trong dịp đặc biệt, ví dụ ngọc lục bảo bởi chúng dễ bị hư hại hơn kim cương, sapphire và ruby. 

- Không nên đeo ngọc trai thường xuyên vì chúng rất dễ bị trầy xước. Ngọc trai cần được cất giữ trong túi mềm khi không được sử dụng và cần được lau chùi sau khi sử dụng để tránh mỹ phẩm, nước hoa làm ảnh hưởng đến độ sáng bóng. 

- Giống như ngọc trai, trang sức bạc cần được lau chùi, đánh bóng thường xuyên để hạn chế xỉn màu. Bạn cũng cần cất giữ bạc trong hộp đựng trang sức riêng hoặc túi zip vì bạc dễ bị xỉn khi tiếp xúc nhiều với không khí. 

- Kiểm tra trang sức cưới ít nhất mỗi năm một lần, điều đó giúp cho chúng giữ được độ sáng khỏe. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng năm đem trang sức tới tiệm kim hoàn để làm sạch, đánh bóng. 

ST

Bài viết liên quan
@2020 Công ty tnhh trang sức kim lộc phát
Địa chỉ: 321 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0316126168
Email: locphatjewelry2907@gmail.com
Website: www.locphatjewelry.vn
zalo
fbmessenger
Giỏ hàng0