THỦ TỤC ĐÁM CƯỚI TRUYỀN THỐNG GỒM NHỮNG GÌ?
Trước ngày tổ chức đám cưới, cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần tìm hiểu kỹ về thủ tục lễ cưới truyền thống của người Việt nói chung và từng miền nói riêng để có sự chuẩn bị…. Lễ cưới không chỉ là dịp trọng đại với người Việt mà còn là dịp tập hợp nhiều nghi lễ quan trọng, nhiều nét văn hóa đặc sắc. Nếu bạn chưa biết thủ tục lễ cưới truyền thống của người Việt có gì đặc biệt thì có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lộc Phát Jewelry.
Các nghi lễ trong thủ tục lễ cưới truyền thống của người Việt
Thủ tục đám cưới truyền thống của người Việt khá phức tạp. Nó bao gồm nhiều nghi lễ mà nhà trai, nhà gái và cô dâu chú rể cần hoàn thành. Có thể kể đến một số nghi lễ chính như:
1. Lễ Dạm Ngõ - Buổi Gặp Gỡ Gắn Kết Hai Gia Đình
Lễ Dạm Ngõ còn được gọi là lễ Chạm Ngõ hay lễ Xem Mặt, là một trong những nghi thức quan trọng của các lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam vẫn còn duy trì đến ngày nay. Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai bên gia đình, nhằm chính thức hóa mối quan hệ của cặp đôi và tạo cơ hội để hai gia đình nhà trai và nhà gái tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi trở thành sui gia.
Địa điểm tổ chức lễ Dạm Ngõ
Thông thường: Lễ Dạm Ngõ được tổ chức tại nhà gái.
Trường hợp đặc biệt: Nếu nhà gái ở xa hoặc có điều kiện không thuận lợi, nghi thức lễ cưới này có thể được tổ chức tại nhà hàng hoặc địa điểm do hai bên gia đình thống nhất.
Thời gian diễn ra lễ Dạm Ngõ
Lễ Dạm Ngõ nên diễn ra trước đám cưới khoảng 2 - 3 tháng. Với chỉ có duy nhất các thành viên thân thích khoảng 5 - người, làm đại diện cho hai bên gia đình.
Nhà trai chuẩn bị lễ vật (trầu cau, bánh kẹo, chè, thuốc lá,...). Nhà gái chuẩn bị trà nước, trái cây, bánh kẹo để tiếp đón nhà trai. Nội dung lễ Dạm Ngõ sẽ xoay quanh câu chuyện về gia cảnh, phong tục tập quán, sở thích của con cái hai nhà và các bước chuẩn bị tiếp theo cho đám cưới.
2. Lễ Ăn Hỏi - Nét Đẹp Truyền Thống
Lễ Ăn Hỏi, hay còn gọi là lễ Đính Hôn, là lễ quan trọng thứ 2 của các lễ trong đám cưới truyền thống, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa trong phong tục cưới hỏi của người Việt. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong mối quan hệ của đôi nam nữ, khi được hai bên gia đình chính thức công nhận mối quan hệ hôn nhân.
Lễ Ăn Hỏi thường diễn ra tại nhà của cô dâu, tạo không khí ấm cúng và gần gũi trong gia đình.
Nhà gái nên trang trí đơn giản không gian với hoa tươi, khăn trải bàn giúp tạo bầu không khí trang trọng nhưng vẫn ấm áp khi đón tiếp họ nhà trai.
Nếu khoảng cách địa lý giữa nhà trai và nhà gái không quá xa, lễ Ăn Hỏi thường được tổ chức trước đám cưới 1 tháng, và sau lễ Dạm Ngõ. Tuy nhiên, vẫn có thể gộp lễ Ăn Hỏi và lễ Dạm Ngõ vào cùng 1 ngày nếu quá trình nhà trai đến nhà gái xa và tốn kém.
Nhà trai chuẩn bị lễ vật ăn hỏi với số lượng tùy theo phong tục từng vùng miền, thường là số lẻ như 5, 7, 9 hoặc 11 tráp. Bao gồm: trầu cau, bánh kẹo, chè, thuốc lá, rượu, xôi, gà, heo quay,… Nhà gái chuẩn bị trà nước, trái cây, bánh kẹo và một bữa cơm thân mật nếu có thể để tiếp đón nhà trai.
Nội dung diễn ra lễ Ăn Hỏi sẽ xoay quanh việc trao tặng lễ vật, thắp hương lên bàn thờ gia tiên nhà gái, mời trà người lớn trong nhà và thông báo chính thức việc kết duyên của cặp đôi bằng việc trao nhẫn đính hôn.
3. Lễ Xin Dâu - Xin Phép Đưa Nàng Về Dinh
Lễ Xin Dâu, hay còn gọi là lễ Vu Quy, là một nghi thức nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của các lễ trong đám cưới Việt Nam. Đây là lời xin phép chính thức của nhà trai về việc đến đón cô dâu về nhà chồng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng và mong muốn được kết thông gia với nhà gái.
Lễ Xin Dâu diễn ra tại nhà gái trong không gian được trang hoàng lộng lẫy bởi đèn hoa, nổi bật cả một vùng như lời thông báo của nhà cô dâu đến hàng xóm, láng giềng rằng con gái trong nhà đã có chồng.
Thông thường, lễ Xin Dâu được tổ chức vào thời điểm sáng sớm trong ngày diễn ra lễ Rước Dâu. Cụ thể là trước giờ đón dâu về nhà trai khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
Đại diện nhà trai sẽ mang các lễ vật truyền thống gồm một cơi trầu cau, chai rượu trao cho đại diện nhà gái dâng lên bàn thờ gia tiên. Sau đó, mẹ chú rể hoặc đại diện nhà trai xin phép nhà gái cho chú rể lên phòng đón cô dâu. Tiến hành các nghi thức tiếp theo chuẩn bị cho lễ rước dâu về nhà trai làm cử hành nghi thức Thành Hôn.
4. Lễ Rước Dâu
Lễ Rước Dâu là nghi thức tiếp nối cho lễ Vu Quy thuộc các lễ trong đám cưới truyền thống, mở ra sự bắt đầu cho lễ Thành Hôn ở nhà trai. Đây là khoảnh khắc đánh dấu sự gắn kết chính thức giữa hai gia đình và khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi mới.
Lễ Rước Dâu được tính là diễn ra tại nhà gái và trên đường di chuyển đến nhà trai.
Lễ Rước Dâu được cử hành trước khi bắt đầu lễ Thành Hôn, thường là cùng ngày với lễ Xin Dâu và lễ Cưới tại nhà hàng. Sau khi kết thúc các nghi thức Xin Dâu, trao của hồi môn và lì xì. Chú rể cùng đại diện họ nhà trai sẽ đưa cô dâu ra xe hoa để di chuyển về nhà chồng, chuẩn bị cho lễ gia tiên ở nhà trai.
5. Lễ Cưới tại nhà hàng - Tiệc Chung Vui Thân Mật
Là một trong các lễ trong đám cưới, lễ Cưới tại nhà hàng - trung tâm tiệc cưới, sự kiện là nghi thức cưới hỏi vừa mang tính truyền thống xưa, vừa có nét giao hòa hiện đại và gần gũi nhất trong thời đại hiện nay. Lễ Cưới tại nhà hàng là một buổi tiệc chung vui giữa gia đình, cô dâu - chú rể và bạn bè, họ hàng thân thiết cùng nhau nâng chén rượu mừng, nói lời chúc phúc cho cặp tân hôn.
Nghi thức lễ cưới này thường được tổ chức tại nhà hàng, trung tâm tiệc cưới, sự kiện phù hợp với ngân sách, quy mô và phong cách mà cô dâu chú rể lựa chọn.
Các lễ trong đám cưới tại nhà hàng thường được tổ chức đơn giản, chú trọng vào việc giới thiệu và ra mắt dâu rể đối với họ hàng, bạn bè hai bên. Đồng thời tạo cơ hội cho khách mời có những giây phút trải nghiệm thoải mái và nhiều kỷ niệm đẹp trong ngày vui của cặp đôi.
Bên cạnh các nghi thức lễ cưới truyền thống vẫn còn được duy trì và tương đối phổ biến hiện nay. Khi nhắc đến các lễ trong đám cưới, một số nơi sẽ có đề cập thêm Lễ Lại Mặt (hay lễ Nhị Hỷ), diễn ra sau khi hoàn tất lễ cưới một vài ngày. Cô dâu sẽ cùng chồng về thăm nhà mẹ đẻ, vừa để người con gái vơi bớt nỗi nhớ nhà sau khi về nhà chồng, vừa là dịp để chàng rể được gần gũi, thân thiết hơn với nhà vợ.
Ngày nay, Lễ Lại Mặt không còn được nhắc đến nhiều đúng với tên gọi vì gần như mỗi cặp đôi mới cưới đều chủ động sắp xếp một khoảng thời gian nhất định sau lễ cưới và đều đặn sau đó để cùng nhau về thăm nhà mẹ như một lẻ dĩ nhiên. Cùng nhau san sẻ sự quan tâm, chăm sóc hai bên gia đình mà không cần phải tuân theo một nghi thức hay quy củ cứng nhắc nào.
Các thủ tục lễ cưới khác mà cô dâu chú rể cần lưu ý
Những năm gần đây, đám cưới của người Việt đã được đơn giản hóa đi rất nhiều. Nhưng thủ tục chuẩn bị đám cưới vẫn được đánh giá là phức tạp, gồm nhiều bước mà cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần đảm bảo một cách nghiêm ngặt. Hơn nữa, ngoài các nghi lễ quan trọng trong thủ tục làm đám cưới, cô dâu chú rể và hai bên gia đình cần lưu ý một số thủ tục lễ cưới khác như:
Thủ tục cưới 2 lần còn được gọi là phong tục cưới lấy ngày hay phong tục đón dâu 2 lần. Nếu áp dụng thủ tục trong lễ cưới này thì ngay trong ngày ăn hỏi, ngoài các thủ tục lễ cưới truyền thống, nhà trai sẽ phải xin dâu. Sau đó, cô dâu sẽ theo nhà trai về nhà và ở lại. Đến sáng hôm sau, cô dâu sẽ tự ra về mà không thông báo, không để bất kỳ ai biết. Khi áp dụng thủ tục cưới hai lần thì tương đương với việc cô dâu có hai lần xuất giá. Nhiều ý kiến cho rằng, thủ tục này có thể giúp cuộc hôn nhân của cặp đôi được suôn sẻ, thuận lợi, ít sóng gió hơn.
Nếu dành thời gian tìm hiểu về thủ tục lễ cưới truyền thống của người Việt thì bạn có thể đã nhìn thấy thông tin về lễ cheo. Đây là lễ vật hoặc khoản kinh phí cần nộp cho làng xóm khi có con gái đi lấy chồng. Dụng ý của lễ này là để thông báo về việc gia đình có thêm con, thêm cháu, để làng xóm tiếp nhận thêm thành viên mới…. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã không còn áp dụng lễ cheo. Nhưng nếu sử dụng, lễ này sẽ được tiến hành trước lễ cưới nhiều ngày hoặc sau lễ cưới một ngày tùy theo thủ tục lễ cưới ở từng địa phương.
THAM KHẢO THÊM MẪU NHẪN CƯỚI ĐẸP TẠI ĐÂY!
THAM KHẢO THÊM MẪU NHẪN CẦU HÔN ĐẸP TẠI ĐÂY !
--------------------
Địa chỉ: 321 Nguyễn Oanh, Phường 17, Gò Vấp, Tp.HCM
Website: https://www.locphatjewelry.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/locphatjewelry
Hotline: 0937.683.777 - 0931.479.671